Từ nguyên Thế_tử

Văn hóa Đông Á

Nguyên chữ [Thế; 世] có nghĩa là "truyền hết đời cha đến đời con". Từ thời Tiên Tần, đây là danh vị dành cho những người thừa kế của các sĩ phu quý tộc trong một nước hoặc bản thân vị Vua chư hầu ấy[1], vị Trữ quân của Thiên tử được gọi là Thái tử, đôi khi chư hầu lớn mạnh cũng xưng người thừa kế là Thái tử y hệt[2][3].

Sang thời nhà Hán, người thừa kế hợp pháp của các Chư hầu mang tước Vương (cùng họ) được gọi là Vương thái tử (王太子), còn người thừa kế các Chư hầu mang tước Hầu hoặc tước Công đều gọi là [Thế tử][4][5][6]. Bắt đầu từ đời Tam Quốc trở về sau, Chư hầu mang tước Vương khác họ ngày càng lớn, địa vị của Thiên tử mang tước Hoàng đế và Chư hầu Vương dần có chạm trán, người thừa kế của hai tước vị này đều gọi là "Thái tử", do vậy để phân biệt với Hoàng thái tử (皇太子) là người sẽ kế vị Hoàng đế và người kế vị các Chư hầu tước Vương khác họ, triều đình cải danh hiệu Trữ quân của tước Vương đều thành "Thế tử" như các Chư hầu tước Công trở xuống, và hầu hết các triều đại đời sau đều theo lệ này[7].

Văn hóa Châu Âu và khu vực khác

Tại các quốc gia Châu Âu, hầu hết các quốc gia này đều xưng tước Vương, và tuy có cụm ["Crown Prince"] ám chỉ đến người thừa kế, nhưng ở ngôn ngữ tiếng Anh nó luôn là một cụm danh từ như Trữ quân chứ không phải là tước vị. Những Trữ quân của họ đều có tước vị cụ thể, như nước AnhThân vương xứ Wales (Prince of Wales), Le Dauphin của nước Pháp, Tsesarevich của Đế quốc Nga... nên ít khi chỉ ra cụ thể mà họ thiên về dùng tước hiệu để gọi, tự hiển nhiên người ta sẽ hiểu người đó là Trữ quân của quốc gia đó. Vì lý do này, khi dịch thuật các Trữ quân của Châu Âu, ít khi dùng Thái tử hoặc Thế tử.

Ở Châu Âu đặc biệt có chế độ Thân vương quốc, khi một Thân vương (Prince) cai trị như một Quốc vương, và người kế vị được gọi là [Hereditary Prince], lúc này có thể sử dụng danh vị Thế tử như một tước vị đăng đối để sử dụng trong dịch thuật. Ở các quốc gia Trung Đông, các Trữ quân cũng có những tước hiệu riêng khá tương đồng với Thái tử và Thế tử, như: